Bạn đang tìm một mẫu ghi thiệp mời đám cưới đẹp và sang trọng trong ngày sự kiện trọng đại? Hôm nay, Taingay xin giới thiệu với các bạn những mẫu vector thiệp đám cưới đẹp.
Hướng dẫn ghi thiệp mời đám cưới
Trong cách ghi thiệp mời đám cưới những thông tin về tên họ của cha mẹ gia đình hai bên. Và của cô dâu chú rể được in trên thiệp nên tránh sai sót. Cụ thể, Taingay sẽ hướng dẫn cho bạn cách ghi thông tin quan trọng sau đây:
Phần thông tin về cha mẹ hai bên
- Đây là phần thông tin dễ bị nhầm lẫn và ghi sai trong thiệp mời đám cưới. Đặc biệt là với gia đình theo đạo Thiên chúa hay cha mẹ đã không may qua đời.
- Bị ảnh hưởng bởi tư tưởng quan niệm Nam tả, Nữ hữu, nên đối với cách viết thiệp cưới tên ba mẹ của chú rể cũng thường được viết ở phía bên tả là bên trái của thiệp cưới. Ngược lại, tên của cha mẹ cô dâu sẽ được viết bên phái – bên hữu của tấm thiệp mời.
Thông tin nhà trai, nhà gái cùng tên họ đầy đủ của cha mẹ được viết theo những quy tắc riêng trên mẫu ghi thiệp mời đám cưới
- Nếu bố/ mẹ của cô dâu hoặc chú rể đã không còn. Và gia đình một trong hai bên theo đạo, thì cách viết sẽ là : để tên người còn sống ở trên thiệp.
- Nếu cả hai bố mẹ đều đã mất, mà bạn vẫn muốn ghi trên nội dung thiệp. Thì sẽ đề là : Cố phụ, Cố mẫu.
- Nếu bố mẹ cô dâu hoặc chú rể đã chia tay. Bạn sẽ cần hỏi họ xem có muốn đề tên cả hai vào thiệp cưới được không.
- Nếu theo đạo công giáo, phải thêm tên Thánh vào trước họ tên của bố mẹ.
Tên cô dâu, chú rể
Cách viết thiệp mời đám cưới
Khi viết thiệp mời đám cưới, tên của cô dâu, chú rể thường được viết cụ thể như sau:
- Nếu như cô dâu/ chú rể là con một trong gia đình thường được ghi là: Quý Nam hoặc Ái Nữ.
- Nếu cô dâu/ chú rể là con trưởng trong gia đình thì sẽ ghi là: Trưởng Nữ hoặc Trưởng Nam.
- Nếu cô dâu/ chú rể là con thứ trong gia đình thì ghi là: Thứ Nam hoặc Thứ Nữ.
- Nếu cô dâu/ chú rể là con út trong gia đình thì ghi là: Út Nam hoặc Út Nữ.
- Tương tự và khá giống với ba mẹ, nếu gia đình của cô dâu/ chú rể theo đạo thì sẽ phải ghi chính xác tên thánh ngay trước họ tên của cô dâu/ chú rể.
Hoàn thiện thông tin về mẫu ghi thiệp mời đám cưới
Ở phần thông tin về tiệc cưới, nếu nhà trai và nhà gái tổ chức tiệc tại 2 địa điểm khác nhau. Thì tất nhiên sẽ có những khác biệt trong cách ghi thiệp cưới giữa đằng nhà trai và nhà gái. Nên bạn cần có những lưu ý khi điền thông tin trên thiệp.
Viết thiệp cưới nhà trai
- Lễ cưới được tổ chức tại gia đình nhà trai thường được gọi là lễ tân hôn. Đây là buổi tiệc để đằng nhà trai tiếp đãi các vị khách khứa của gia đình, người thân trong nhà và bạn bè của chú rể. Chính vì thế, khi viết thiệp mời cưới, bạn cần phải ghi rõ trên tấm thiệp đó là “Lễ Tân Hôn” để khách mời có thể dễ hiểu hơn.
Viết thiệp cưới nhà gái
- Lễ cưới được tổ chức tại nhà gái thường có tên gọi là Lễ Vu Quy. Đây là buổi tiệc để nhà gái chiêu đãi toàn bộ những khách mời là bạn bè, người thân, đồng nghiệp. Và cả những người thân thiết với gia đình họ nhà gái. Chính vì thế, cách viết thiệp cưới đằng nhà gái thường ghi thêm là Lễ Vu Quy.
Lễ Thành Hôn
- Với những cặp đôi sinh sống và làm việc xa gia đình tại thành phố lớn, ngoài lễ vu quy và lễ tân hôn thì thương sẽ tổ chức thêm một buổi tiệc nhỏ với bạn bè, đồng nghiệp không có cơ hội tham gia hai buộc tiệc chính trên.
- Buổi lễ thành hôn thường được gia đình 2 bên tổ chức chung tại một địa điểm, thường là nhà hàng hoặc hội trường khách sạn, trung tâm tổ chức tiệc cưới. Khi viết thiệp mời gửi đến bạn bè, đồng nghiệp tham dự đến dự lễ thành hôn, bạn cũng nên ghi rõ trong thiệp mời là kính mời [tên họ cụ thể của khách mời] đến dự buổi lễ thành hôn của chúng tôi.
Lễ Vu quy
- Lễ Vu quy là lễ được tổ chức ở nhà gái, tiệc dành cho gia đình, họ hàng, bạn bè thân thiết của cô dâu nhằm thông báo chính thức về việc cô dâu sắp về nhà chồng với cuộc sống mới. Ngày nay, bảng tên “Lễ Vu quy” thường được treo ở ngay cổng hoa đặt trong gian thờ tổ tiên, ông bà đằng nhà gái.
- Đặc biệt đối với gia đình thuộc miền Nam, Lễ vui quy sẽ được tổ chức ngay trước ngày rước dâu. Chính vì vậy, cách viết thiệp cưới nhà gái thường được ghi rõ “Trân trọng kính mời đến tham dự lễ Vu quy của con gái nhà chúng tôi…” Trong lễ Vu quy này, cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau thắp nén hương để báo cáo với tổ tiên, làm lễ lên đèn, bái lạy và báo cáo với ông bà tổ tiên, họ hàng và khách khứa của hai bên gia đình.
Những điều cần lưu ý khi mời cưới mời bạn bè đồng nghiệp
- Không nên mời cưới bằng cách nhắn tin zalo, message hay thông báo trên facebook. Vì điều này khiến bạn bè đồng nghiệp cảm thấy không được tôn trọng. Và bạn giống như không thật tâm muốn mời họ đến tham dự vậy.
- Không viết tắt, ví dụ : Kính mời C Hạnh, Kính mời A Bảo.. Vô cùng mất lịch sự và thiếu sự chuyên nghiệp.
- Nếu trong bữa tiệc cưới của bạn, bạn có yêu cầu về việc khách mời mặc trang phục màu gì, hoặc không nhận tiền mừng… Bất cứ vấn đề gì bạn muốn cho khách mời biết thì cần nói với người in thiệp để họ cho vào nội dung của thiệp.
- Không nên đưa thiệp mời cho bạn bè đồng nghiệp quá sát ngày cưới. Họ sẽ thấy giống như bạn chợt nhớ ra rồi mới mời họ vậy. Thời gian đẹp để gửi thiệp đến tay khách mời là trước ngày cưới 5 – 7 ngày.
Trên đây là những điều cần lưu ý và cách để các bạn viết một bức thiệp mời cưới gửi đến những đồng nghiệp, bạn bè, khách hàng của mình. Các bạn có thể tham khảo và áp dụng để mọi thứ thật hoàn hảo nhé. Nhanh tay tải về, bạn có thể tùy chỉnh để phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng. Chúc các bạn thành công!!!!